You can edit your side menu content in the Appearance > Menus and set as Side Menu.
Zagran-tour – Cập nhật bản tin du lịch xu hướng mới nhất hiện nay
  • Home
  • Du Lịch
  • Văn Hóa
  • Ẩm Thực
  • Mẹo Vặt
  • Tổng Hợp
  • Khác
    • Công Nghệ
    • Game
    • Giải Trí
  • Home
  • Du Lịch
  • Văn Hóa
  • Ẩm Thực
  • Mẹo Vặt
  • Tổng Hợp
  • Khác
    • Công Nghệ
    • Game
    • Giải Trí

In Văn Hóa

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG VĂN HOÁ VIỆT

13 Views June 29, 2020 5 Comments

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG VĂN HOÁ VIỆT Pin It



Tín ngưỡng phồn thực trước hết biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí, biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Hiện nay khó nhìn thấy tục này ở dạng nguyên sơ, hay tượng hình thô tháp như linga-yoni Chăm. Đúng hơn, là người ta thường bắt gặp những bóng dáng của nó. Cột đá chùa Dạm ở Hà Bắc là biểu tượng của linga. Cây cột đá ở Vũ Ninh tương truyền nơi Thánh Gióng buộc ngựa cũng là linga. Các giếng nước ở đền, chùa như giếng Tiên ở Lạng Sơn, giếng Ngọc ở đền Hùng đều là hình tượng yoni.
Linga-yoni thấp thoáng có mặt ở khắp nơi: cây gây chọc lỗ để gieo hạt, cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bánh chưng (gói vuông) và bành dày (gói dài), chiếc chìa vôi cắm vào bình vôi, đũa bông cắm vào bát cơm quả trứng trên quan tài người chết, cái roi ngựa (cái hoa tre) của Phù Đổng trong ngày hội Gióng… MỖi biểu tượng này đều có những ý vị riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn thực. Cái cày (tục ngữ: ngủ ngày “cày” đêm) là biểu tượng dương vật giao hợp với đất mẹ để sinh sản ra hoa trái. Bình vôi cắm chìa có mặt trong mỗi gia đình là biểu hiện của sự hòa hợp, động tác rút ra đút vào khi lấy vôi tiêm trầu nhất là trầu cưới, chỉ sự giao hợp năng sinh năng bản.
Tục thờ sinh thực khí thường liên quan đến các hành động tính giao. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có 4 khối tượng nam nữ đang giao phối. Khối tượng dài 8cm, cao 3,5cm tạc hình đôi nam nữ chồng lên nhau, tư thế điển hình nhất của con người. Người đàn bà vú nhọn, hai tay ôm đỡ người đàn ông. Người đàn ông hay tay ôm quấn lấy bạn tình, dương vật lớn quá cỡ.
.Tín ngưỡng phồn thực đã hóa thân vào Phật giáo để tồn tại.Chùa Dâu có lẽ là hiện tượng đặc trưng của sự hóa thân này. Sự thờ cây, thờ đá, thờ mẫu đã trở thành thờ Phật. Hòn đá biến thành Thạch Quang Phật. Bà Dâu là nhân vật trung tâm của Phật điện. Cùng với ba bà khác, đó là tứ pháp (may, mưa, sấm, chớp) để làm ra nước cho cây cối sinh sôi nảy nở. Những lễ rước nước, lễ tắm phật, những cơn mưa rửa chua (trước hội) đều dính dáng đến tín ngưỡng phồn thực. Thậm chí hình tượng hoa sen của Chùa Một Cột, qua giấc mơ của một ông vua nhà Lý, cũng chỉ là một lớp phủ Phật giáo lên cây hương thờ – một biến thể của Linga.
Đằng sau các lễ hội, dẫu mang tính chất chính thức đến đâu, người ta cũng thấy dấu vết của các hội xuân, hội mùa mà hạt nhân của nó là tín ngưỡng phồn thực. Hơn nữa, đối dụng với phần lễ mang tính chất chính thức, nghiêm trang bao giờ cũng có phần hội đậm chất dân gian, vui nhộn. Hội làng Đức Bắc huyện Lập, Thạch Vĩnh Phí có tục rước nõ nường (chày gỗ vông và mo cau).
Ở hội Chen làng Nga Hoàng, Quế Võ, Hà Bắc, sau khi tế lễ xong, trai gái tự do chen nhau, sờ soạng nhau. Cũng vậy, trong đêm “giã đám” ở hội La thị xã Hà Đông, người ta tắt hết đèn đóm để trai gái được tự do vui “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, vui thì cui thật chẳng tày rã La”. Trong một số hội, các hành vi tính giao không chỉ có tính chất tượng trưng mà là “làm thực”.
Dưới triều Mạc chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực đặc biệt phát triển. Ở chùa thờ Bà Banh, tượng nữ thần lõa lồ mà ai đến lễ bái đều phải lấy chiếc gậy gỗ chọc vào âm vật. Các nhân vật hề chèo, chú Tễu ra đời. Hát cửa đình thành hát ả đào. Các trò hát ví, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo phát triển. Những chuyện tiếu lâm, những câu đố tục giảng thanh hẳn cũng ra đời vào lúc này. Thậm chí giữa chốn đình trung thâm nghiêm là những bức tranh khắc gỗ tả cảnh trai gái tắm ao, đùa rỡn nhau. Chính niềm tin vào sự phồn thực, phồn sinh khiến người ta không còn thấy những hiện tượng trên là nghịch mắt, nghịch tai nữa.

Nguồn: https://zagran-tour.com/

Xem thêm bài viết khác: https://zagran-tour.com/van-hoa/

Xem thêm Bài Viết:

  • THỰC TẾ KHU DÂN CƯ GIA HOÀ QUẬN 9
  • 8 Thói quen của người phương Tây
  • Văn hóa phương Tây và phương Đông
  • Tín Ngưỡng Phồn Thực – Khát Vọng Sinh Sôi [Du Lịch Văn Hóa Việt Nam]
  • 10 điều không ai nói với bạn về Philippines -10 things no one tell you about the Philippines ENG Sub
Share

5

5 Comments

  1. Huyền Nguyễn
    •
    8 months ago

    Cảm ơn nhiều ạ , video rất hay và bổ ích

    Reply
  2. trang mai
    •
    8 months ago

    Có ai biết mối liên hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa VN không?

    Reply
  3. Giang Nguyễn
    •
    8 months ago

    co ai pit lam sao de tai dk video nay ve may tinh ko??

    Reply
  4. Vũ Ước
    •
    8 months ago

    Hay quá. Cảm ơn vanhoaviettv nhiều!

    Reply
  5. lu ze
    •
    8 months ago

    hi

    Reply

Leave a Comment

Previous Post

How To Resize Image…

In Công Nghệ

How To Resize Image And Reduce Picture Size (Android)

View Post

Next Post

Top 7 công ty du…

In Du Lịch

Top 7 công ty du lịch uy tín nhất tại Hà Nội

View Post

Tìm Kiếm

Lưu Trữ

  • February 2021
  • December 2020
  • November 2020
  • October 2020
  • July 2020
  • June 2020
  • January 2020

Xem Thêm

Gallery image with caption: 07/11/15 – PHÓNG SỰ VIỆT NAM: Cuộc sống người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ
Gallery image with caption: Đạo đức người Nhật
Gallery image with caption: 14 sự thật thú vị về đất nước Philippines
Gallery image with caption: 10 CUỐN SÁCH NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC NĂM 2020 | Sunhuyn
Gallery image with caption: KHU VĂN HÓA THIÊN MÃ – CHÙA MINH ĐỨC QUẢNG NGÃI
Gallery image with caption: Những Sự Thật Thú Vị Về Vương Quốc Anh
Gallery image with caption: NGƯỜI PHÁP LƯỜI, HAY PHÀN NÀN VÀ KHÔNG NÓI TIẾNG ANH ? 😲 Your Assumptions About French People
Gallery image with caption: Những Sự Thật Thú Vị Về Đất Nước Thụy Sĩ
Zagran-tour – Cập nhật bản tin du lịch xu hướng mới nhất hiện nay
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright @2020. By Zagran-tour