Lễ hội Quảng Bình – [Lễ Hội Du Lịch Văn Hóa Việt Nam]
Quảng Bình — vùng đất của sự giao thoa văn hóa giữa văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Đông Sơn thời tiền sử, nơi đây là vùng phên dậu của Nhà nước Văn Lang — Âu Lạc, từng là mảnh đất chứng kiến quá trình khai hoang lập làng mở nước về phương Nam của Nhà nước Đại Việt, là ranh giới giao tranh thời Trịnh — Nguyễn, đây còn là tuyến đầu của hậu phương lớn Miền Bắc đối với cách mạng Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tất cả những điều đó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong văn hóa, làm cho di sản văn hóa (gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) rất phong phú, đa dạng và mang đậm dấu ấn của một vùng quê có bề dày lịch sử, văn hóa.
Các lễ hội dân gian ở Quảng Bình ra đời từ xa xưa và mang những nét đặc trưng của mỗi vùng miền trong tỉnh. Với mục đích của các lễ hội là để cầu an và phù hộ cho dân làng có mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều hải sản và có cuộc sống ngày một sung túc hơn, nên người dân đất Quảng thường tổ chức các lễ hội cầu ngư, cầu mùa theo phong tục của riêng mình như : Lễ hội cầu ngư Hải Ninh (Quảng Ninh), lễ hội cầu ngư ở Bảo Ninh (Đồng Hới), lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương (Quảng Trạch); lễ hội cầu ngư ở Lý Hòa (Bố Trạch)…
Ngoài ra, ở Quảng Bình cũng có các loại hình lễ hội văn hóa với mục đích vui chơi, giải trí như hội bơi trải, đua thuyền, lễ hội đập trống, hội bài chòi ở Lệ Thủy, Đồng Hới,
Những lễ hội này là những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, nó không những biểu hiện những sắc thái nghệ thuật đặt trưng của vùng đất Quảng Bình mà còn thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, nhanh nhẹn của người dân trong các làng nơi đây.
Nguồn: https://zagran-tour.com/
Xem thêm bài viết khác: https://zagran-tour.com/van-hoa/